Các Câu Hỏi Thường Gặp
Nho được chia làm 2 loại: Loại trồng để làm rượu và loại dùng làm thực phẩm.
Hiện nay có khoảng hơn 10.000 giống nho bao gồm hơn 1.000 là giống nho gốc Châu Âu, còn lại là giống nho Châu Âu lai tạo và giống nho địa phương. Trong đó chỉ có 136 loại nho thích hợp để làm rượu phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu của từng vùng.
Nhưng để làm ra được những chai rượu vang có chất lượng cao thì chỉ có 6 giống nho chính bao gồm 3 loại nho đỏ: Cabernet Sauvignon, Merlot, Pinot Noir và 3 loại nho trắng bao gồm: Chardonnay, Sauvignon Blanc, Riesling.
Ngoài 6 giống nho nói trên giới làm rượu nho còn chọn ra 14 giống nho thứ yếu khác mà chất lượng không kém 6 giống nho chính. 9 loại nho đỏ: Syrah, Zifandel, Grenache, Sangiovese, Nebbiolo, Malbec, Cabernet Franc, Gamay, Tempranillo và 5 giống nho trắng: Chenin Blanc, Pinot Gris, Gewurztraminer, Semillon, Viognier.
Hiện nay có khoảng hơn 10.000 giống nho bao gồm hơn 1.000 là giống nho gốc Châu Âu, còn lại là giống nho Châu Âu lai tạo và giống nho địa phương. Trong đó chỉ có 136 loại nho thích hợp để làm rượu phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu của từng vùng.
Nhưng để làm ra được những chai rượu vang có chất lượng cao thì chỉ có 6 giống nho chính bao gồm 3 loại nho đỏ: Cabernet Sauvignon, Merlot, Pinot Noir và 3 loại nho trắng bao gồm: Chardonnay, Sauvignon Blanc, Riesling.
Ngoài 6 giống nho nói trên giới làm rượu nho còn chọn ra 14 giống nho thứ yếu khác mà chất lượng không kém 6 giống nho chính. 9 loại nho đỏ: Syrah, Zifandel, Grenache, Sangiovese, Nebbiolo, Malbec, Cabernet Franc, Gamay, Tempranillo và 5 giống nho trắng: Chenin Blanc, Pinot Gris, Gewurztraminer, Semillon, Viognier.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp làm rượu vang và phương pháp lên men để tạo cho chai rượu vang có những phẩm chất khác biệt, độc đáo và vô cùng chất lượng. Nhưng tất cả đều phải dựa trên phương pháp làm rượu vang truyền thống lâu đời
Trên nguyên tắc trong nước nho có sẵn lượng đường khi gặp chất men có sẵn trên vỏ quả nho thì sẽ lên men và biến đổi thành rượu. Được thực hiện theo quy trình sau:
- Nho chín --> Hái đem về --> vận chuyển nhẹ nhàng tránh bị dập
- Bỏ cuống --> Rửa sạch --> Cho vào vại lớn ép ra nước.
- Ngâm và cho lên men --> Đường trong nước nho biến thành rượu
- Trưởng thành
- Lọc kỹ và đóng vô chai.
Trên nguyên tắc trong nước nho có sẵn lượng đường khi gặp chất men có sẵn trên vỏ quả nho thì sẽ lên men và biến đổi thành rượu. Được thực hiện theo quy trình sau:
- Nho chín --> Hái đem về --> vận chuyển nhẹ nhàng tránh bị dập
- Bỏ cuống --> Rửa sạch --> Cho vào vại lớn ép ra nước.
- Ngâm và cho lên men --> Đường trong nước nho biến thành rượu
- Trưởng thành
- Lọc kỹ và đóng vô chai.
- Hầm rượu vang là nơi bảo quản các loại rượu vang có thể cất giữ lâu năm. Mục đích của việc bảo quản rượu vang là để đưa rượu vang đạt đến độ chín và đem uống vào thời điểm mà chất lượng đạt đến độ hoàn hảo.
- Luôn giữ nhiệt độ từ 8 - 15 độ C. Sự chênh lẹch nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến rượu vang.
- Tỷ lệ độ ẩm phải đạt từ 70% đến 75%. Điều này giúp cho nút chai giữ được tính đàn hồi và đảm bảo cho chai rượu hoàn toàn kín.
- Hầm rượu tối tạo điều kiện cho việc lão hóa.
- Hầm rượu thoáng khí nhằm hạn chế các mùi không cần thiết.
Chai rượu khi bảo quản phải đặt nằm nghiêng để nút chai luôn ngấm nước và không bị khô.
- Luôn giữ nhiệt độ từ 8 - 15 độ C. Sự chênh lẹch nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến rượu vang.
- Tỷ lệ độ ẩm phải đạt từ 70% đến 75%. Điều này giúp cho nút chai giữ được tính đàn hồi và đảm bảo cho chai rượu hoàn toàn kín.
- Hầm rượu tối tạo điều kiện cho việc lão hóa.
- Hầm rượu thoáng khí nhằm hạn chế các mùi không cần thiết.
Chai rượu khi bảo quản phải đặt nằm nghiêng để nút chai luôn ngấm nước và không bị khô.
Vỏ của quả nho là chất tạo màu cho Vang đỏ, người ta ngâm cả vỏ cả hạt trong suốt thời gian lên men. Nếu muốn làm vang hồng thì người ta chỉ ngâm vài ba giờ đủ để tạo màu hồ sau đó người ta ép và bỏ vỏ.
Ngoài việc tạo màu, vỏ nho còn đem lại hương thơm đặc trưng của từng loại nho và vị chát ( Tannin ) là từ hạt nho tạo ra và chỉ nho đỏ mới có vị chát rõ rệt và có màu có nhiều hương vị, nhiều dược tính hơn, lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật.
Vang đã rót ra ly trước khi uông thì thực hiện qua 3 giai đoạn thử nêm thông thường như sau:
Giai đoạn 1: Dùng mắt
Rót vang vào khoảng 2/3 ly, tay cầm đưa lên trước mắt để quan sát rượu trong ly. xem có hiện tượng gì lạ không ? Rượu phải óng ánh, không vẩn đục, không bọt, không đóng cặn.
Đưa ly lên cao trước mắt để xem màu sắc, độ trong suốt và độ óngnánh của rượu trong ly. thông thường rượu vang đỏ mới ra lò thì màu sẫm hơi pha tím. Nếu để lâu một vài năm thì màu đỏ gạch còn lâu hơn nữa thì màu nâu sẫm. Còn đối với rượu vang trắng thì mới một vài năm thì màu vàng nhạt, càng để lâu màu vàngc àng đậm hơn. Nếu tột đỉnh quá hạn thì chuyển sang màu vàng nâu
Xoay nhẹ ly để Vang bám vào thành ly rồi dừng lại để biết độ bám dính của vang vào thành ly. Dựa vào đó để biết được thời gian trưởng thành, tuổi vang.
Giai đoạn 2: Dùng mũi
Thở ra cho không khí thoát hết ra ngoài rồi đưa ly lên lắc nhẹ vài lần và đưa mũi vào ngửi, hít 1 hơi thật sâu để cảm nhận mùi vị của rượu, xem có mùi chua không, hay mùi cồn nhiều quá, hay mùi hương thơm của các lọa hoa quả, gia vị ...
Gia đoạn 3: Dùng Lưỡi
Uống 1 hớp vừa đủ nhưng chớ vội nuốt ngay mà phải ngậm trong miệng và dùng lưỡi đưa rượu qua lại khắp vòm miệng, chúng at sẽ phát hiện ra vị ngọt từ đầu lưỡi, vị chua từ 2 bên thành lưỡi, vị chát ở cuống lưỡi, vị đắng ở ngay vòm họng. Rượu ngon thì các vị trên phải hài hòa, nhất là khi nuốt vào cổ họng thì còn phải để lại dư vị. Rượu ngon thì du vị còn lại ở tất cả mọi nơi trong vòm miệng làm ta cảm giác uống rồi mà như vẫn còn ngậm rượu vậy
Giai đoạn 1: Dùng mắt
Rót vang vào khoảng 2/3 ly, tay cầm đưa lên trước mắt để quan sát rượu trong ly. xem có hiện tượng gì lạ không ? Rượu phải óng ánh, không vẩn đục, không bọt, không đóng cặn.
Đưa ly lên cao trước mắt để xem màu sắc, độ trong suốt và độ óngnánh của rượu trong ly. thông thường rượu vang đỏ mới ra lò thì màu sẫm hơi pha tím. Nếu để lâu một vài năm thì màu đỏ gạch còn lâu hơn nữa thì màu nâu sẫm. Còn đối với rượu vang trắng thì mới một vài năm thì màu vàng nhạt, càng để lâu màu vàngc àng đậm hơn. Nếu tột đỉnh quá hạn thì chuyển sang màu vàng nâu
Xoay nhẹ ly để Vang bám vào thành ly rồi dừng lại để biết độ bám dính của vang vào thành ly. Dựa vào đó để biết được thời gian trưởng thành, tuổi vang.
Giai đoạn 2: Dùng mũi
Thở ra cho không khí thoát hết ra ngoài rồi đưa ly lên lắc nhẹ vài lần và đưa mũi vào ngửi, hít 1 hơi thật sâu để cảm nhận mùi vị của rượu, xem có mùi chua không, hay mùi cồn nhiều quá, hay mùi hương thơm của các lọa hoa quả, gia vị ...
Gia đoạn 3: Dùng Lưỡi
Uống 1 hớp vừa đủ nhưng chớ vội nuốt ngay mà phải ngậm trong miệng và dùng lưỡi đưa rượu qua lại khắp vòm miệng, chúng at sẽ phát hiện ra vị ngọt từ đầu lưỡi, vị chua từ 2 bên thành lưỡi, vị chát ở cuống lưỡi, vị đắng ở ngay vòm họng. Rượu ngon thì các vị trên phải hài hòa, nhất là khi nuốt vào cổ họng thì còn phải để lại dư vị. Rượu ngon thì du vị còn lại ở tất cả mọi nơi trong vòm miệng làm ta cảm giác uống rồi mà như vẫn còn ngậm rượu vậy