Thời đồ đá con người đã biết uống rượu vang giải sầu

Người thời Đồ Đá cũ sống vào khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên đã nhồi nho dại vào túi da động vật, đợi nho lên men và uống nước thành phẩm. Thức uống này không chỉ có tác dụng trong các mối quan hệ xã hội như ngày này, mà có thể đã được sử dụng như thuốc.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện giống nho cổ nhất có niên đại 60 triệu năm trước. Gần như toàn bộ lịch sử loài người, sản xuất rượu vang là một kỹ thuật không cần thiết phải ghi chép lại. Nó được giữ và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ sự truyền thụ giữa các thành viên trong gia đình.

Sau khi các nhà khảo cổ phát hiện ra cặn gạo và mật ong trên một miếng gốm có niên đại 9500 năm ở miền trung Trung Quốc, họ đã có bằng chứng rõ ràng về quá trình lên men thời cổ đại. Thực tế ở Trung Quốc cổ, rượu gạo phổ biến hơn nhiều rượu vang nho, người Trung Quốc gọi rượu vang là bồ đào tửu.

Khám phá ra kỹ thuật làm rượu vang xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.Tại Trung Đông, dấu tích của nho được phát hiện trong một cái chum 7400 năm tuổi, kèm theo mẩu nhựa cây được cho là chất bảo quản rượu.

Trong ngôi mộ của Pharaoh Scorpion I của Ai Cập, giới khảo cổ thu được nhiều phát hiện ra hàng chục vò gốm chứa chất cặn giống như rượu có niên đại khoảng 3150 năm trước Công Nguyên. Hạt và vỏ nho cũng được tìm thấy tại đây.
Người Ai Cập hái nho

Rượu vang ở Ai Cập cổ đại chủ yếu là vang đỏ, nhưng phân tích mẫu vật lấy từ lăng mộ của Tutankhamun cho thấy dấu hiệu của vang trắng.

Người Phoenicia đã tiếp thu kỹ thuật làm rượu vang từ các khu vực phía Đông như vùng Lưỡng Hà. Từ đó thông qua mạng lưới thương mại rộng lớn, họ mang rượu vang đi khắp nơi, nho và kỹ thuật làm rượu vang nhờ đó đã đi khắp vùng Địa Trung Hải. Nghề làm rượu vang phát triển mạnh mẽ ở Hy Lạp và La Mã.